Syngenta Việt Nam tổ chức chương trình "EXPO: SỚM SẠCH SÂU RẦY – CỨNG CÂY ĐỨNG LÁ”

Sự kiện

Công ty TNHH Syngenta Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Lộc Trời tổ chức chương trình “EXPO: SỚM SẠCH SÂU RẦY – CỨNG CÂY ĐỨNG LÁ” tại 04 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long từ ngày 05-23/12/2019.

Chương trình diễn ra vào thời điểm phần lớn diện tích lúa Đông Xuân ở các tỉnh ĐBSCL đang từ giai đoạn đẻ nhánh tích cực đến làm đòng. Đây là giai đoạn cây lúa rất dễ mẫn cảm với điều kiện thời tiết bất lợi cũng như áp lực sâu bệnh. Một số loại sâu bệnh ở giai đoạn đầu sinh trưởng của cây lúa lại gây hại rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến năng suất cả vụ, trong khi vì nhiều lý do, bà con có phần chủ quan hoặc lơ là việc phòng dịch cho lúa ngay từ sớm. Các loại sâu bệnh hay xuất hiện ở thời điểm này là sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng…

Để giúp bà con nông dân cập nhật, nắm bắt tình hình sâu bệnh có thể phát sinh trong vụ Đông Xuân và chủ động quản lý sâu bệnh thông qua việc sử dụng các loại thuốc BVTV đúng thời điểm, đúng đối tượng và đúng liều lượng khuyến cáo để phòng trừ hiệu quả các loại sâu bệnh hiệu quả ngay từ giai đoạn sớm, trong các ngày từ  05-23/12/2019, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Lộc Trời tổ chức sự kiện “EXPO Sớm Sạch Sâu Rầy – Cứng Cây Đứng Lá” tại 4 tỉnh ĐBSCL là Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ & Sóc Trăng.

Chương trình “EXPO Sớm Sạch Sâu Rầy – Cứng Cây Đứng Lá” mới diễn ra tại H.Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ trong 02 ngày 16-17/12/2019 đã thu hút được sự tham gia của 600 nông dân có diện tích canh tác lớn trong khu vực. Thông qua chương trình, bà con nông dân được giới thiệu những kinh nghiệm hay trong canh tác lúa, đồng thời được hướng dẫn sử dụng các thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, ngăn ngừa sâu bệnh lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng đến năng suất.

Chương trình bao gồm các nội dung hoạt động ở ngoài trời và trong hội trường.Cụ thể, ở ngoài trời sẽ có Trại giải pháp quản lý rầy nâu & Trại giải pháp quản lý sâu cuốn lá, sâu đục thân.

Giai đoạn lúa đẻ nhánh là giai đoạn mà sâu cuốn lá cũng như sâu đục thân bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là sau cử phân lần 2. Tham gia Trại giải pháp quản lý Sâu Cuốn Lá, Sâu Đục Thân, bà con nông dân được hướng dẫn cách nhận biết thời điểm quản lý sâu hiệu quả nhất giúp lúa sớm sạch sâu với 2 sản phẩm Virtako 40 WG và Match 050 EC của Syngenta Việt Nam. Khi thăm đồng nếu phát hiện xác bướm lác đác hoặc trễ nhất là sâu nhí (tuổi 1-2), thì nên phun thuốc ngay, vì như vậy mới có thể quản lí sâu tốt và cắt ngay lứa sâu đầu tiên tránh bộc phát sâu hại ở các giai đoạn sau

Ngoài sâu cuốn lá, sâu đục thân, Rầy nâu cũng là đối tượng gây hại nặng, gây cháy rầy và thiệt hại năng suất trong những năm gần đây. Để quản lý rầy nâu, bà con thường phải phun đi phun lại nhiều lần do phát hiện trễ và không biết cách cắt lứa rầy nâu khi chúng vừa xuất hiện trên đồng ruộng. Tham gia Trại giải pháp quản lý Rầy nâu, bà con được hướng dẫn sử dụng sản phẩm Chess 50 WG phun sớm từ giai đoạn lúa làm đòng hoặc ngay khi phát hiện rầy cám mới nở (còn trắng trong) nhằm giúp lúa sớm sạch rầy, tránh bộc phát, gây cháy rầy về sau.

Ngoài ra, tại 02 trại này, bà con nông dân còn được giới thiệu bộ giải pháp của Syngenta trong việc phòng trừ đạo ôn – một loại bệnh thường bùng phát và gây thiệt hại nặng trong vụ Đông Xuân.  Bộ giải pháp này kết hợp với sử dụng các sản phẩm Chess, Match, Virtako ở các giai đoạn phù hợp để quản lý triệt để sâu bệnh, tối ưu hóa năng suất cây lúa ngay từ đầu vụ.

Trong hội trường, các kỹ sư nông nghiệp của Syngenta và Tập đoàn Lộc Trời sẽ giúp bà con nông dân giải đáp các thắc mắc liên quan đến quá trình canh tác đồng ruộng. Việc chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật bằng hình thức đố vui có thưởng khiến bà con tham gia rất hào hứng, nhiệt tình, đồng thời cách làm này cũng giúp bà con tiếp thu và ghi nhớ những kiến thức, kỹ năng được truyền đạt một cách dễ dàng hơn.

Syngenta Việt Nam và Tập đoàn Lộc Trời hy vọng thông qua chương trình “EXPO Sớm Sạch Sâu Rầy – Cứng Cây Đứng Lá”, bà con nông dân được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và nắm được những thông tin, kỹ thuật cần thiết để xác định được các loại sâu bệnh, dịch hại có thể phát sinh trong vụ ĐX và chủ động áp dụng các tiến bộ KHKT để quản lý dịch hại ngay từ đầu vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất.